Các dạng hư hỏng của cánh trộn bê tông
Máy trộn bê tông là thiết bị máy móc không thể thiếu trong các công trình xây dựng dân dụng cũng như xây dựng công nghiệp hiện nay, nhất là các công trình có quy mô lớn, yêu cầu chất lượng bê tông trộn cao.
Trên thị trường có rất nhiều loại máy trộn bê tông với kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng khác nhau, mỗi loại máy khác nhau phù hợp với từng điều kiện làm việc khác nhau nên cấu tạo của thiết bị cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên sẽ có một số thành phần cấu tạo chính mà máy trộn bê tông nào cũng có, đó là: thùng trộn, cơ cấu cấp liệu vào thùng, thùng đựng nước, cơ cấu quay thành và cánh trộn bê tông, cơ cấu dỡ vật liệu.
Trong quá trình sử dụng thiết bị, sự cố hỏng hóc là điều mà chúng ta khó có thể tránh khỏi, có thê rhorng cơ cấu cấp liệu, cánh trộn bê tông hay cơ cấu dỡ vật liệu,... mỗi loại hỏng hóc lại có cách xử lý riêng. Hôm nay bài viết của Sửa chữa máy trộn bê tông sẽ chia sẻ với bạn các dạng hư hỏng của cánh trộn bê tông để bạn có thể tránh hoặc tìm ra được cách khắc phục lỗi tốt nhất.

Trong quá trình trộn bê tông, cánh trộn bê tông sẽ phải chịu tổng hợp những lực rất phức tạp như:
- Lực cản ma sát do chuyển động giữa hỗn hợp và thành của thùng trộn.
- Lực ma sát của hỗn hợp sinh ra áp lực tác dụng vuông góc với cánh trộn đặt nghiêng 1 góc vuông so với hướng trộn.
- Lực cản thị lệ với ứng suất cắt của hỗn hợp tác dụng lên cạnh phía trên của cánh trộn.
- Lực cản ma sát do trọng lượng của hỗn hợp sinh ra ở phía trên của cánh.
- Lực cản ma sát trên bề mặt cánh trộn đặt nghiêng một góc của cánh.
Do tính chất của bê tông cũng như kết cấu bố trí của cánh trộn và điều kiện làm việc, chịu lực tác động của nó mà có thể chia ra làm 2 dạng hư hỏng chủ yếu là: mòn bong tróc bề mặt cánh và hiện tượng cong gãy cánh trộn.
1. Hiện tượng mòn của cánh trộn
Tham khảo: Máy trộn bê tông cỡ lớn
Hiện tượng này là sự kết hợp giữa mòn hóa học và mòn cơ học.
- Mòn hóa hóc: Đây là hiện tượng do trong quá trình làm việc, cánh trộn sẽ tiếp xúc với các chất lỏng, phụ gia hóa chất có tác dụng ăn mòn. Thông thường trong công nghệ trộn bê tông thì sự ăn mòn này là không đáng kể so với mòn cơ học vì bề mặt cánh trộn tiếp xúc với khối lượng lớn hạt cát, đá, khi đó các hạt này sẽ trượt lên nhau và trượt đi.
- Mòn cơ học: là dạng mòn do có tác dụng cơ học của các hạt vật liệu trượt lên bề mặt cánh trộn trong quá trình trộn. Các lực ma sát sinh ra trên cánh trộn sẽ tác động làm cho bề mặt cánh trộn bị bong tróc dẫn đến phá hủy bề mặt cánh trộn nhanh chóng.
2. Hiện tượng cong gãy của cánh trộn
Hiện tượng này xảy ra do:
- Tác động của các lực cản ma sát do chuyển động giữa hỗn hợp và thành của thùng trộn.
- Lực cản tỉ lệ với ứng suất cắt của hỗn hợp tác dụng lên cạnh phía trên của cánh trộn.
- Tải trọng thay đổi liên tục trong quá trình trộn.
- Lực va đập lớn sinh ra các vết nứt trong khi trộn gây ra gãy cánh trộn.
Xem thêm: Nên sử dụng máy trộn bê tông nào phù hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét