Các dạng hỏng hóc của cánh trộn và thùng trộn của máy trộn bê tông

Hiện nay trong ngành xây dựng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, máy trộn bê tông được ứng dụng rộng rãi trong việc thi công các công trình xây dựng.

Máy trộn bê tông có chức năng dùng để trộn: cát, đá, xi măng, nước và phụ gia khác theo một cấp phối xác định, đảm bảo mật độ các chất này đồng đều để tạo ra bê tông và phốt liệu phục vụ các công trình xây dựng. Tuy nhiên khi sử dụng trong một thời gian dài thì cánh trộn và thùng trộn sẽ bị ăn mòn.

Do tính chất và đặc điểm của công việc nên cánh trộn và thùng trộn làm việc trong một thời gian dài sẽ rất dễ gây hư hỏng cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao tuổi thọ cho thiết bị và sửa chữa máy trộn bê tông.


Nguyên nhân gây ra hỏng hóc

Trong thùng trộn các cánh trộn được gá nghiêng góc với trục trộn nên khi đổcác vật liệu vào thùng trộn các cánh trộn sẽ quét và nâng lên chuyển động ngược chiều nhau đan xen vào nhau từng lớp theo suốt chiều dài thùng trộn, việc chuyển động hỗn loạn của các dòng vật liệu sẽ có tác dụng nhào trộn tốt tạo nên sự đồng đều của bê tông.

Các hạt nguyên liệu sẽ chuyển đọng và trượt trên bề mặt của cánh trộn tạo nên ma sát trượt làm mài mòn bề mặt của cánh trộn, các cánh trộn so le nhau và dọc theo suốt chiều dài trục trộn có tác dụng làm cho các hạt vật iệu chuyển động liên tục tăng chất lượng của bê tông, tuy nhiên cũng là cho các cánh trộn phải chịu các lự va đập theo chu kỳ liên tục tải trọng tác động thay đổi sẽ dẫn đến các cánh trộn bị hư hỏng. Khu vực bị mài mòn nhiều nhất là khu vục nhào trộn nằm giữa hai trục trộn, phần bị ăn mòn chủ yếu là ở phía mặt dưới của thùng trộn.

Ngoài các dạng hư hỏng đó còn có các dạng hư hỏng khác như cong gãy đó là do tải trọng thay đổi liên tục trong quá trình trộn lực va đạp lớn sinh ra các vết nứt, các vết nứt đó chính là nguyên nhân gây nứt gãy cánh trộn.

Biện pháp khắc phục những hỏng hóc
Qua nghiên cứu các nhà sản xuất đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hỏng hóc của cánh trộn và thùng trộn:

- Bố trí hợp lý vị trí các cánh trộn nhằm giảm các lực va đập trực tiếp trên bề mặt cánh trộn.

- Sử dụng các vật liệu có tính chịu mài mòn và chịu va đạp cao hơn.

- Tối ưu các thông số hình học cho cánh trộn như: góc nâng cánh, biến dạng của cánh, góc nghiêng của cánh.
Để sử dụng máy trộn lâu bền bạn cần phải liên tục kiểm tra và bảo dưỡng máy trộn bê tông định kỳ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Máy trộn bê tông nhanh hỏng, nguyên nhân do đâu

Máy trộn bê tông hay bị hỏng ở những bộ phận nào?

Liên tục kiểm tra và bảo dưỡng máy trộn bê tông cuối mỗi ngày làm việc